BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

   TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

    .........o0o.........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

.......o0o.......

 

 

 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

 

Tên chương trình:  Ngành Văn học

Trình độ đào tạo:   Cử nhân

Ngành đào tạo:      Văn học

Loại hình đào tạo: Chính quy - tập trung

        (Ban hành theo Quyết định số: 2224 /QĐ-ĐHV, ngày 05 /9 / 2011, của Hiệu trưởng trường ĐVinh)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân khoa học Ngữ văn đáp ứng yêu cầu xã hội, có khả năng thích ứng với các ngành nghề liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn nói chung, khoa học ngữ văn nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực và kỹ năng phục vụ trong một số ngành nghề như báo chí, xuất bản, văn hóa, công tác xã hội…Sinh viên cũng có thể học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để đi dạy học tại các trường THPT và THCS, ngoài ra còn có khả năng nhất định trong nghiên cứu khoa học ngữ văn, có khả năng tự đào tạo, bổ sung kiến thức đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành Ngữ văn.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:           4 năm

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA:  130 tín chỉ

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Tốt nghiệp THPT

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Theo Quy chế  đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

6. THANG ĐIỂM

Theo Quy chế  đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:  130 tín chỉ, bao gồm:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 45  tín chỉ.

+ Kiến thức đại cương chung: 34 tín chỉ.

+ Kiến thức đại cương khối ngành:  11 tín chỉ.

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 85 tín chỉ.

+ Kiến thức cơ sở của khối ngành và cơ sở ngành: 55 tín chỉ.

+ Kiến thức chuyên ngành: 30 tín chỉ.

 

8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

 

NGÀNH:  VĂN HỌC

 

(Ban hành theo Quyết định số:2224/QĐ-ĐHVngày 05/9/2011 của Hiệu trưởng trường ĐH Vinh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TT

học phần

Tên học phần

Loại học phần

Số

tín

chỉ

Tỷ lệ lý thuyết/

T.luận, bài tập, (thực hành)/Tự học 

Khối kiến thức

Phân kỳ

Khoa chuyên ngành

 

1

CT10001

Những n. lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1

Bắt buộc

2

22/8/60

GDĐC

1

GDCT

 

2

NV11001

Tiến trình văn học Việt Nam

Bắt buộc

2

26/4/60

GDĐC

1

Văn

 

3

NV20002

Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt

Bắt buộc

3

40/5 /90

GDCN

1

Văn

 

4

NV20003

Văn học dân gian Việt Nam

Bắt buộc

3

40/5/90

GDCN

1

Văn

 

5

NV20004

Ngữ âm tiếng Việt

Bắt buộc

2

26/4/60

GDCN

1

Văn

 

6

LS10001

Tiến trình Lịch sử Việt Nam

Bắt buộc

2

26/4/60

GDĐC

1

Sử

 

7

NV10002

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Bắt buộc

2

28/2/60

GDĐC

1

Văn-Sử

 

8

TC10006

Giáo dục thể chất (phần chung)

Bắt buộc

(1)

10/5/30

GDĐC

1

Thể dục

 

9

 

Giáo dục thể chất (phần tự chọn CLB) (*)

Tự chọn

(4)

0/60 /120

GDĐC

2 – 5

Thể dục

 

10

CT10002

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lênin 2

Bắt buộc

3

33/12/90

GDĐC

2

GDCT

 

11

NC10001

Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh 1)

Bắt buộc

3

35/10/90

GD ĐC

2

Ngoại ngữ

 

12

TI10001

Tin học cơ sở

Bắt buộc

3

35/(10)/90

GD ĐC

2

CNTT

 

13

NV20005

Văn học VN thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 18

Bắt buộc

4

50/10/120

GDCN

2

Văn

 

14

 

Học phần tự chọn 1

Tự chọn

2

20/10/60

 

2

 

 

15

NC10002

Ngoại ngữ 2 (Tiếng Anh 2)

Bắt buộc

4

50/10/120

GDĐC

3

Ngoại ngữ

 

16

NV10004

Lịch sử tư tưởng p.Đông và Việt Nam

Bắt buộc

2

20/10/60

GDĐC

3

Văn-Sử-GDCT

 

17

NV21006

VHVN từ giữa thế kỷ 18 đến hết thế kỷ 19

Bắt buộc

4

50/10/120

GDCN

3

Văn

 

18

NV20007

Lôgíc học và ngữ nghĩa tiếng Việt

Bắt buộc

2

22/8/60

GDCN

3

Văn

 

19

NV20008

Nguyên lý lý luận văn học & Mỹ học

Bắt buộc

4

40/10/120

GDCN

3

Văn

 

20

QP10001

Giáo dục quốc phòng

Bắt buộc

(7)

 

GDĐC

4

GDQP

 

21

CT10004

 Đường lối CM của Đảng CSVN

Bắt buộc

3

33/12/90

GDĐC

 

4

GDCT

 

22

CT10003

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bắt buộc

2

22/8/60

GDĐC

4

GDCT

 

23

NV10005

Hán Nôm cơ sở

Bắt buộc

3

40/5/90

GDCN

4

Văn

 

24

NV21009

Từ vựng tiếng Việt

Bắt buộc

3

35/10/90

GDCN

4

Văn

 

25

NV20010

Tác phẩm văn học, thể loại văn học & tiến trình văn học

Bắt buộc

4

50/10/120

GDCN

4

Văn

 

26

NV21011

Văn học VN từ đầu thế kỷ 20 đến 1945

Bắt buộc

4

50/10/120

GDCN

5

Văn

 

27

NV21012

Ngữ pháp tiếng Việt & Ngữ dụng học

Bắt buộc

5

60/15/150

GDCN

5

Văn

 

28

NV20013

Văn học Trung Quốc

Bắt buộc

3

40/5/90

GDCN

5

Văn

 

29

 

Học phần tự chọn 2

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

5

Văn

 

30

 

Học phần tự chọn 3

Tự chọn

3

37/8/90

GDCN

5

Văn

 

31

 

Học phần tự chọn 4

Tự chọn

3

37/8/90

GD CN

5

Văn

 

32

 

Học phần tự chọn 5

Tự chọn

3

30/15/90

GD CN

6

Văn

 

33

NV20014

Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay & Thực tế chuyên môn VHVNHĐ  

Bắt buộc

5

60/(15)/120

GDCN

6

Văn

 

34

NV21015

Phong cách học tiếng Việt

Bắt buộc

3

35/10/90

GDCN

6

Văn

 

35

NV20016

Văn học Ấn Độ – Nhật Bản – ĐNA

Bắt buộc

3

39/6/90

GDCN

6

Văn

 

36

NV20017

Văn học phương Tây và Mỹ la tinh

Bắt buộc

4

50/10/120

GDCN

6

Văn

 

37

NV20020

Phương pháp luận nghiên cứu văn học

Bắt buộc

2

20/10/60

GDCN

7

Văn

 

38

NV21021

Văn học Nga

Bắt buộc

3

40/5/90

GDCN

7

Văn

 

39

NV20022

Ngữ pháp văn bản

Bắt buộc

2

26/4/60

GDCN

7

Văn

 

40

 

Chuyên ngành hẹp - Chuyên đề 1 

CN hẹp

3

35/10/90

 

7

Văn

 

41

 

Chuyên ngành hẹp - Chuyên đề 2

CN hẹp

3

35/10/90

 

7

Văn

 

42

 

Chuyên ngành hẹp - Chuyên đề 3

CN hẹp

3

35/10/90

 

7

Văn

 

43

 

Chuyên ngành hẹp - Chuyên đề 4

CN hẹp

2

26/4/60

 

7

Văn

 

44

 

Chuyên ngành hẹp - Chuyên đề 5

CN hẹp

2

26/4/60

 

7

Văn

 

45

NV20065

Thực tập cuối khóa ngành Ngữ văn

Bắt buộc

5

0/(75)/150

GDCN

8

Văn

 

46

NV20067

Khoá luận tốt nghiệp ngành Văn học hoặc Hai học phần chuyên môn thay thế

Bắt buộc

5

 

GDCN

8

Văn

 

 

 

Cộng

 

130

 

 

 

 

 

Học phần tự chọn:

 

                 Tự chọn 1 (chọn 1 trong các học phần sau):

 

1

NV11003

Thực hành văn bản Tiếng Việt

Tự chọn

2

20/10/60

GDĐC

2

Văn

 

2

MT11003

 

Môi trường và phát triển

Tự chọn

2

24/6/60

GDĐC

2

Sinh

 

3

LS10003

Xã hội học đại cương

Tự chọn

2

20/10/60

GDĐC

2

Sử

 

4

TN10008

Thống kê xã hội học

Tự chọn

2

24/6/60

GDCN

2

Toán

 

                                                        Tự chọn 2 (chọn 1 trong các học phần sau):

1

NV20025

Thi pháp học     

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

2

NV20026

Thi pháp văn học dân gian

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                             Tự chọn 3 (chọn 1 trong các học phần sau):             

 

1

NV20030

Văn học so sánh

Tự chọn

3

37/8/90

GDCN

2

Văn

 

2

NV 20031

Thi pháp văn học VN trung đại

Tự chọn

3

37/8/90

GDCN

2

Văn

 

 

 

                          Tự chọn 4 (Chọn 1 trong các học  phần sau):

 

1

NV20027

Thể loại văn học VN trung đại

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

2

NV20028

Thể loại văn học VN hiện đại

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

3

NV20029

Hán nôm chuyên ngành

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

 

                                            Tự chọn 5 (Chọn 1 trong các học phần sau):

 

 

1

NV20032

Một số vấn đề về tiếng Việt hiện đại

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

2

NV20033

Một số tác giả VHNN hiện đại và hậu hiện đại

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

3

NV21069

Một số vấn đề của Văn học VN hiện đại

Tự chọn

2

26/4/60

GDCN

2

Văn

 

                       

 

Chuyên ngành hẹp (chọn 1 trong 5 chuyên ngành, 5 trong 6 chuyên đề)

Chuyên ngành Văn học Việt Nam Trung đại

1

NV20035

PPNC văn học VN trung đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

2

NV20036

Truyện Kiều và độc giả Việt Nam

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

3

NV20037

 Quan hệ giữa VH dân gian và VHVN trung đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

4

NV20038

Cảm hứng nhân văn trong VHVN trung đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

5

NV20039

Loại hình tác giả VHVN trung đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

6

NV20040

Quan hệ giữa văn hóa dân gian VN với truyện Kiều

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

 

Chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại

1

NV20041

Tiểu thuyết VN giai đoạn 1930 -1945

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

2

NV20042

Truyện ngắn VN giai đoạn 1930 -1945

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

3

NV20043

 Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ VN 1945 -2000

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

4

NV20044

Ký Việt Nam hiện đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 

7

Văn

5

NV20045

Lý luận phê bình VHVN 1900 -1945

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

6

NV20046

Truyện ngắn VN 1945 -1975

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

 

Chuyên ngành Văn học nước ngoài

1

NV20047

Thi pháp truyện ngắn Sê khốp

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

2

NV20048

Chủ nghĩa nhân văn trong VH phương Tây

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

3

NV20049

Thi pháp tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

4

NV20050

R.Tagore với thời kỳ phục hưng Ấn Độ

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

5

NV20051

Thi pháp thơ Đường

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 7

Văn

6

NV20052

Tiểu thuyếtY.Kawabata

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

 

Chuyên ngành Lý luận văn học

1

NV20053

Một số vấn đề lý thuyết về phê bình văn học

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

2

NV20054

Những tìm tòi theo hướng hiện đại chủ nghĩa ở giai đoạn cuối phong trào thơ mới

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

3

NV20055

Lý luận phê bình VHVN nửa đầu thế kỷ XX

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

4

NV20056

Những khuynh hướng và phong cách phê bình tiêu biểu trong văn học VN hiện đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

5

NV20057

Lý luận văn nghệ 1945 -1954

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

6

NV20058

Vấn đề nghiên cứu phong cách một số tác gia VH Việt Nam hiện đại

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

7

Văn

 

Chuyên ngành Ngôn ngữ

1

NV20059

Đặc điểm của tiếng Việt

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 

  7

Văn

 

2

NV20060

Ngữ nghĩa học từ vựng

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 

  7

Văn

 

3

NV20061

Từ loại tiếng Việt

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 

  7

Văn

 

4

NV20062

Ngôn ngữ học xã hội

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 

 7

Văn

 

5

NV20063

Chữ viết và chính tả tiếng Việt

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

 

  7

Văn

 

6

NV20064

Phương ngữ tiếng Việt

CN hẹp

3

35/10/90

GDCN

  7

Văn

 

Học phần chuyên môn thay thế khoá luận tốt nghiệp

 

 

 

 

 

 

1

NV20066

Hán Nôm nâng cao

Bắt buộc

3

35/10/90

GDCN

 

 8

Văn

 

2

NV20068

Thời sự văn học Việt Nam hiện đại

Bắt buộc

2

26/4/60

GDCN

 

 8

Văn

 

                               

 

9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC

1. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1                                       2 tc

        2. Nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2                                                3 tc

        3. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                             2 tc

  4. Đường lối cách mạng của  Đảng cộng sản Việt Nam                               3 tc           

        5. Ngoại ngữ                                                                                                7 tc

   Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, khả năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất ch­ương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

    6. Giáo dục Thể chất                                                                                 5 tc

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số1 262/GD-DT ngày 12/4/1997 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.   

    7. Giáo dục Quốc phòng                                                                           7 tc

            Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 9/5/2000 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

         8. Tin học cơ sở                                                                                                     3 tc

            Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kĩ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và l­ưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

            9. Thống kê xã hội học:                                                                        2 tc

            Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê: điều tra thống kê, độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, cách so sánh độ t­ương hợp của các kết quả thống kê, sự t­ương quan giữa những yếu tố cùng ảnh h­ưởng tới cùng một sự kiện, cách kiểm tra những giả thiết thống kê trong nghiên cứu khoa học.

            10. Môi tr­ường và con ngư­ời                                                             2 tc

            Cung cấp các kiến thức cơ bản về môi tr­ường, các chức năng thành phần của môi tr­ường và các nguyên lí chủ yếu về sinh thái- môi tr­ường.

            Học phần cũng đề cập một cách hệ thống hiện trạng về dân số và mối quan hệ hữu cơ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu l­ương thực, thực phẩm và ô nhiễm môi tr­ường; hiện trạng môi tr­ường ở Việt Nam.

            Học phần còn trang bị cho sinh viên các nguyên tắc, công cụ để quản lí môi trường, kĩ năng xác lập ch­ương trình hành động trong bảo vệ tài nguyên và môi tr­ường.

11. Xã hội học đại c­ương:                                                                  2tc

            Cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như­ đối tư­ợng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số tr­ường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản.

            Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các ph­ương pháp định tính, định l­ượng trong nghiên cứu xã hội học.

12. Cơ sở văn hoá Việt Nam            :                                                           2 tc

            Cung cấp những khái niệm chung về văn hoá học và văn hoá Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc tr­ưng của chúng.

            Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kĩ năng, ph­ương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam.

            13. Hán nôm cơ sở:                                                                            3 tc

            Cung cấp những kiến thức cơ sở về Hán văn, mở rộng hệ thống vốn từ Hán Việt  (từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn và có một vị trí khá quan trọng trong kho từ vựng Tiếng Việt hiện đại, trong giao tiếp bằng tiếng Việt), những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự biểu ý của ng­ười Hán, các quy tắc cú pháp, các hư­ từ quan trọng và vốn chữ Hán, âm Hán Việt th­ường dùng.

            Học phần cũng trang bị cho sinh viên những khái niệm chung, những tri thức thông th­ường về thể loại Hán văn Việt Nam, chữ Nôm và những tri thức văn hoá có liên quan để có thể lí giải đ­ược những văn bản Hán, Nôm cơ bản.

            14. Thực hành văn bản Tiếng Việt                                                   2 tc

            Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và kỹ năng thực hành tiếng Việt, cách tạo lập văn bản (chủ yếu là văn bản khoa học, văn bản hành chính). Ngoài việc giúp sinh viên đọc, nói, viết đúng tiếng Việt, học phần còn giúp nâng cao nhận thức về thực hành văn bản trên hai phư­ơng diện tiếp nhận và tạo lập.

            15. Tiến trình lịch sử Việt Nam                                            `           2 tc

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về lịch sử Việt Nam, các thời kỳ lịch sử, quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống văn hoá của cha ông. Từ đó góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trước đất nước.

16. Lịch sử tư tưởng phương đông và Việt Nam                            2 tc

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về Lịch sử tư tưởng phương Đông, mà tiêu biểu là lịch sử tư tưởng ấn Độ và Trung Quốc, giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Nho giáo của Trung quốc, Phật giáo của ấn Độ đã góp phần làm nên một diện mạo riêng cho tư tưởng phương Đông, ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình tiếp xúc với phương Tây, tư tưởng phương Đông và Việt Nam đã có nhiều thay đổi, mà rõ nhất là sự thức tỉnh ý thức dân chủ, con người cá nhân, cá tính. Điều này đã có một ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của văn hoá xã hội trong thời hiện đại.

17. Tiến trình văn học Việt Nam                                         2 tc

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về Tổng quan nền văn học Việt Nam (Các bộ phận, các thành phần cấu thành nên nền văn học, các mối liên hệ của văn học Việt Nam; Những nguồn cảm hứng lớn; Những đặc sắc cơ bản về hình thức, thể loại, ngôn ngữ của văn học Việt Nam). Môn học gồm 2 khối kiến thức chính:

- Khái quát tiến trình và những đặc trưng chủ yếu của văn học dân gian Việt Nam.

            - Khái quát tiến trình và những đặc trưng cơ bản của văn học viết Việt Nam.

18. Lô gic học và ngữ nghĩa tiếng Việt                                 2 tc

            Học phần cung cấp những những tri thức cơ bản về Lô gích học - một bộ môn có tác dụng thiết thực trong việc rèn luyện tư duy. Môn khoa học này có đối tượng riêng, có lịch sử phát triển lâu dài, có nội dung hết sức phong phú, liên quan mật thiết với nhiều lĩnh vực đời sống và mọi ngành khoa học. Là khoa học của tư duy, Lô gích học đặc biệt có mối liên hệ hữu cơ với Ngôn ngữ học, trong đó có Việt ngữ học. Nó cho thấy, bản thân tiếng Việt là một hệ thống chặt chẽ, đầy tính lô gích. Cho nên, học phần sẽ làm sáng tỏ vấn đề lô gich ngữ nghĩa của tiếng Việt ở các cấp độ – một tiền đề thiết yếu đối với SV ngành Ngữ văn trước yêu cầu không ngừng nâng cao khả năng tư duy độc lập, sử dụng, nghiên cứu và dạy học tiếng Việt.

           19. Ph­ương pháp luận nghiên cứu văn học                           2 tc         

            Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như­ cấu trúc logic của một công trình khoa học.

            Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững đ­ược các phương pháp, thao tác nghiên cứu văn học, nắm được nguyên tắc tiếp cận, nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật, ngôn từ, biết cách trình bày các luận điểm khoa học, viết đ­ược một công trình nghiên cứu văn học và bước đầu biết vận dụng kĩ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

            20. Nguyên lý lý luận văn học & Mỹ học                             4 tc          

            Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống xã hội, đặc trư­ng của văn học, các chức năng và tính khuynh hướng của văn học, quá trình sáng tạo của nhà văn và quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học), giúp sinh viên hiểu đư­ợc những nguyên lý tổng quát và nội hàm các khái niệm của lý luận văn học (tư­ duy nghệ thuật, hình t­ượng nghệ thuật, điển hình hoá). Đồng thời, học phần cũng rèn luyện kĩ năng phát triển các vấn đề trong đời sống văn học, đánh giá đúng các hiện tượng văn chư­ơng.

            21. Tác phẩm văn học, thể loại văn học & tiến trình văn học:      4 tc          

            - Cung cấp những kiến thức lý luận về ba phư­ơng thức biểu đạt chính của văn học (tự sự, trữ tình, kịch), nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học, những quan niệm về thể loại qua những thời đại lịch sử khác nhau. Đồng thời, học phần còn cung cấp những kiến thức chuyên sâu về tác phẩm văn học với tư­ cách là một chính thể thẩm mỹ với các thành tố cấu thành cơ bản nh­ư chủ đề, đề tài, giọng điệu trong thơ trữ tình, vấn đề nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Những kiến thức lý luận nói trên là chìa khoá để sinh viên có khả năng phân tích, giải mã tác phẩm đúng và hay.

- Cung cấp các kiến thức, khái niệm, phạm trù về tiến trình văn học làm cơ sở tìm hiểu sự vận động, giao lư­u, biến đổi của văn học trong quá trình lịch sử. Học phần này cũng giúp hình thành kĩ năng nhìn nhận văn học trong sự vận động và liên hệ lẫn nhau, bước đầu biết liên hệ, phân tích các mối quan hệ văn học trong tiến trình lịch sử­.

            22. Văn học dân gian Việt Nam                                                       3 tc           

            Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận khái quát về khoa học nghiên cứu văn học- văn hoá dân gian (đối t­ượng nghiên cứu, những lĩnh vực nghiên cứu, phân loại văn học dân gian trên thế giới). Trên cơ sở đó, đi sâu vào thực tế văn học dân gian Việt Nam (các vùng và các thời kỳ phát triển của văn học dân gian Việt Nam, thể loại nòng cốt).

            Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kĩ năng cơ bản về thao tác thực tế điền dã, thao tác phân tích trực tiếp các tác phẩm văn học dân gian, khả năng nhận thức giá trị phản ánh, giá trị thẩm mỹ và quá trình lịch sử văn học dân gian.         

23. Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII            4 tc          

            Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trong tám thế kỷ khởi đầu d­ưới ba triều đại Lý, Trần, Lê và ba thời kỳ phát triển chính: thế kỷ X đến - XIV, thế kỷ XV và thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XVIII, bao gồm: quá trình hình thành và những đặc điểm của từng thời kỳ, những ảnh hư­ởng Phật giáo d­ưới triều Lý, Trần và ảnh hư­ởng của Nho giáo dư­ới triều Lê, sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm; những tác giả tiêu biểu thời Lý, Trần, Nguyễn Trãi, nhóm Tao đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Dữ.

        Cùng với những kiến thức về văn học sử, sinh viên còn đư­ợc trang bị những ph phương pháp, kỹ năng, thao tác cơ bản khi tiếp cận một hiện t­ượng của nền văn học dân tộc thời kỳ trung đại.

24. Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX    4 tc    

Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX với hai thời kỳ phát triển chính: từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX và giữa cuối thế kỷ XIX. Bao gồm: những thành tựu rực rỡ của văn học viết bằng chữ Nôm, của những thể loại đặc định dân tộc (truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa, những tác gia lớn (Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân H­ương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát); sự khủng hoảng của văn học nhà Nho và sự xuất hiện những dấu hiệu tiên báo quá trình hiện đại hoá ở nửa sau thế kỷ XIX khi có cuộc xâm l­ược của thực dân Pháp, đặc điểm sáng tác của những nhà văn tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.

25. Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến 1945                            4 tc          

Cung cấp những kiến thức nền tảng về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong nửa đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ diễn ra b­ước chuyển giao giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc với hai quá trình diễn ra đồng thời: sự phân rã của văn học truyền thống sau những nổ lực cách tân bất thành (sáng tác của Phan Bội Châu, Tản Đà) và sự lớn mạnh của cả hai bộ phận văn học công khai và bí mật trong giai đoạn 1930 -1945, với 3 trào lưu đều có những thành tựu xuất sắc: trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực phê phán, trào lưu văn học cách mạng vô sản, với những hiện tượng, tác gia tiêu biểu như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phong trào thơ mới, Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tố Hữu...

            26. Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay  Thực tế chuyên môn VHVNHĐ      5 tc     

            - Cung cấp những kiến thức cơ bản về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1945 - 1975, khi văn học vận động d­ưới sự lãnh đạo và đư­ờng lốivăn nghệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam; trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến liên tiếp và kéo dài, những ảnh h­ưởng từ văn học Liên Xô (cũ), văn học Trung Quốc và văn học phư­ơng Tây đối với quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.                                                - Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những xu hướng phong cách, thể loại, những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nan trong giai đoạn đất nư­ớc hoà bình, thống nhất, những triển vọng phát triển.

            27. Văn học Trung Quốc                                                                  3 tc           

            Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Trung Quốc từ Tiên Tần đến đ­ương đại, trên các phư­ơng diện đặc tr­ưng thể loại, các mô típ nhân vật, cá tính sáng tạo của những tác gia tiêu biểu; đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận những hiện tư­ợng văn học n­ước ngoài từ góc độ văn hoá học.

28.Văn học Phương tây và Mỹ la tinh                                           4 tc           

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Văn học phương tây nghiên cứu văn học một số nước tây Âu và Bắc Mỹ một cách tương đối hệ thống qua các thời kỳ văn học từ cổ đại đến hiện đại. Thời kỳ cổ đại tập trung nghiên cứu nền văn học Hi Lạp với các thành tựu như thần thoại, anh hùng ca và bi kịch. Sang thời phục hưng, tập trung nghiên cứu các nền văn học ý, Pháp, Tây Ban Nha và đặc biệt là nước Anh. Thế kỷ XVII, nghiên cứu văn học cổ điển Pháp, thế kỷ XVIII - thế kỷ ánh sáng, chương trình đi vào văn học ánh sáng Anh, Pháp và Đức. Ở thế kỷ XIX, đi sâu nghiên cứu hai trào lưu lớn trong văn học Pháp là hiện thực và lãng mạn. Sang thời kỳ hiện đại, Văn học Phương Tây cung cấp cho sinh viên một kiến thức bao quát về văn học các nước tiêu biểu như Pháp, Đức, Anh, Mỹ. Ở mỗi một thời kỳ văn học, bộ môn đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

            29. Văn học Nga                                                                                     3 tc      

             Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Nga từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, trên các phư­ơng diện hệ vấn đề, các mô típ nhân vật, những khuynh hướng phong cách thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu; đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận những hiện t­ượng văn học nư­ớc ngoài từ góc độ văn hoá học.

30. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt                                                   3 tc     

Môn học cung cấp kiến thức về 5 vấn đề cơ bản của ngôn ngữ loài người (bản chất và chức năng; hệ thống và cấu trúc; nguồn gốc và sự phát triển; phân loại ngôn ngữ) và 3 vấn đề tổng quan: (nguồn gốc và quan hệ họ hàng; các giai đoạn phát triển; loại hình ngôn ngữ) của tiếng Việt.

31. Ngữ âm tiếng Việt                                                                            2 tc

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Ngữ âm tiếng Việt, Phương ngữ học tiếng Việt. Học phần gồm có ba chương: Chương 1 trình bày những tri thức phổ quát về ngữ âm bao gồm khái niệm ngữ âm, cơ sở của ngữ âm, các đơn vị ngữ âm. Chương 2 trình bày hệ thống ngữ âm tiếng Việt bao gồm việc phân tích và miêu tả từng đơn vị ngữ âm, xác lập cơ cấu và sự phân bố ngữ âm tiếng Việt cùng là mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết. Chương 3 trình bày những vấn đề ngữ âm tiếng Việt liên quan đến nhà trường.

 Ngữ âm tiếng Việt là bình diện đầu tiên của tiếng Việt. Những tri thức về ngữ âm tiếng Việt là cơ sở nhận thức và lý giải một số vấn đề trong từ vựng, ngữ pháp và phong cách tiếng Việt.

            32. Từ vựng tiếng Việt                                                                           2 tc

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Từ vựng tiếng Việt. Môn học có 4 nội dung cơ bản:

-          Những vấn đề chung về đối tượng và phương pháp nghiên cứu bộ môn

-          Các đơn vị từ vựng

-          ý nghĩa của từ và hệ thống ngữ nghĩa trong từ vựng

-          Hệ thống các lớp từ trong tiếng Việt

 33.Văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến 1945                                          4 tc

           Cung cấp những kiến thức cơ bản về Văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến 1945  

Ngoài bài khái quát chung về văn học VN giai đoạn 1900 -1945, học phần đi sâu trang bị kiến thức về các tác giả và các hiện tượng văn học tiêu biểu: Phan Bội Châu, Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Phong trào thơ mới, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tố Hữu, Hồ Chí Minh.

34. Ngữ pháp tiếng Việt & Ngữ dụng học                                         5 tc     

            Ngữ pháp tiếng Việt, ngữ dụng học là phân môn cung cấp lí thuyết về câu trong ngôn ngữ và việc sử dụng câu trong hành chức, từ đó vận dụng chúng thành thạo trong nói và viết tiếng Việt. Chúng gồm các bộ phận sau:

Từ pháp học nghiên cứu về từ loại tiếng Việt: gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, tính thái từ.

Cú pháp học gồm cụm từ và câu, nghiên cứu quy tắc tạo nên cụm từ và câu trong hoạt động giao tiếp.

Ngữ dụng học nghiên cứu lí thuyết hội thoại, gồm các nhân tố chi phối hội thoại, cấu trúc của cuộc thoại, các hành động ngôn ngữ, lập luận khi hội thoại.

  35. Phong cách học tiếng Việt                                                              3 tc       

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Phong cách học tiếng Việt

- Những vấn đề chung về phong cách học.

- Phân loại và phân tích các phong cách chức năng trong tiếng Việt.

- Phân loại và phân tích các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ trong tiếng Việt.

- Phương pháp nghiên cứu: logic học, thống kê toán học, đối sánh phong cách học và các phương pháp khác.

36. Văn học Ấn Độ - Nhật Bản - Đông Nam Á                              3 tc          

Cung cấp những kiến thức cơ bản về Văn học Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Nam Á, nền văn học có một bề dày truyền thống với những hiện tượng độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật, chứa đựng một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Trong đó Sử thi Ramayana,KalidasaR. TagoreBashôY. Kawabata là những hiện tượng tiêu biểu, đỉnh cao của văn chương nhân loại (R. Tagore và Y. Kawabata là hai trong số 3 nhà văn châu á được trao tặng giải Nobel văn học trong thế kỷ XX). Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay, việc học tập nghiên cứu các nền văn học ấy không chỉ để hiểu thêm về tinh hoa văn học nuớc ngoài mà còn góp phần hiểu thêm về văn học Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học, thi pháp học, văn học so sánh, là những phương pháp cơ bản mà sinh viên sẽ được trang bị trong quá trình học tập học phần.

            37. Ngữ pháp văn bản                                                                      2 tc          

Cung cấp những kiến thức cơ bản của Ngữ pháp văn bản gồm: Khái quát đặc điểm của văn bản, Cấu trúc nội dung và hình thức của văn bản, Vai trò và đặc điểm của câu và đoạn văn trong văn bản.    

38. Thi pháp học                                                                               2 tc     

Trang bị cho sinh viên các khái niệm: Thi pháp, Thi pháp học, Hình thức và Hình thức nghệ thuật; các phạm trù thi pháp: Quan niệm nghệ thuật về con người, Không gian nghệ thuật, Thời gian nghệ thuật, Kết cấu, Cốt truyện, Thể loại như một hình thức nghệ thuật, Hình tượng tác giả v.v Cung cấp cho sinh viên một phương pháp khoa học, khách quan để làm việc với tác phẩm văn học, sự vận động của thi pháp văn học Việt Nam.

39. Thi pháp văn học dân gian                                                         2 tc          

Học phần gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành. Phần thực hành nằm trong số tiết tự học của sinh viên.

Phần lý thuyết: Đề cập các khái niệm cơ bản về thi pháp nói chung và thi pháp VHDG nói riêng; lịch sử vấn đề nghiên cứu thi pháp VHDG trên thế giới và ở Việt Nam. Đi sâu tìm hiểu một số phương diện thi pháp VHDG thuộc ba loại hình: tự sự, trữ tình và kịch (chèo).

Phần thực hành: Tổ chức câu lạc bộ văn học dân gian dưới hình thức biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam.

     - Xêmina một số vấn đề có liên quan.

40. Thể loại văn học Việt Nam Trung đại                                       2 tc           

Khái niệm thể loại và vấn đề phân loại thể loại văn học Việt Nam trung đại.  Cơ sở khoa học của việc phân loại và phương án phân loại thể loại văn học Việt Nam trung đại. Hai hệ thống thể loại (hệ thống thể loại ngoại nhập - vay mượn và hệ thống thể loại nội sinh - dân tộc) trong văn học Việt Nam trung đại. Qúa trình vận động, phát triển, thành tựu và đặc trưng thi pháp của các thể loại tiêu biểu ở 2 hệ thống trên trong văn học Việt Nam trung đại.

41. Thể loại văn học Việt Nam  hiện đại                                         2 tc           

            Tổng quan về hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại, khái niệm văn học Việt Nam hiện đại và các chặng đường, vận động phát triển của thời kỳ văn học này. Vấn đề phân loại thể loại văn học Việt Nam hiện đại. Hệ thống các thể loai văn học Việt Nam hiện đại. Các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch. Qúa trình vận động, phát triển, thành tựu và đặc trưng thi pháp của một số thể loại tiêu biểu trong văn học Việt Nam hịên đại.

42. Hán Nôm chuyên ngành.                                                            2 tc

  Nội dung môn học bao gồm hai phần lớn, đó là phần lí thuyết và phần văn bản thực hành.

Phần lý thuyết bao gồm hai chương.

Chương I: Khái quát về tứ thư: Phần này giải thích thuật ngữ tứ thư và lần lượt theo trật tự truyền thống sẽ đi vào khái quát về tác giả và thời gian ra đời, nội dung của bốn thư. Mỗi thư sẽ chia thành từng bài, sau phần khái quát sẽ là phần văn bản trích

Chương II: Khái quát về ngũ kinhPhần này giải thích thuật ngữ Ngũ kinh và lần lượt theo trật tự truyền thống sẽ đi vào khái quát về tác giả và thời gian ra đời, nội dung của năm kinh. Mỗi kinh sẽ chia thành từng bài khái quát, sau phần khái quát sẽ là phần văn bản trích

Phần văn bản trích : Mỗi tác phẩm kinh điển trích một vài chương mục hoặc bài thơ tiêu biểu, như đối với Kinh thi là thơ nên trích một số bài thơ tiêu biểu.

            43. Các môn chuyên ngành hẹp:

Cung cấp những kiến thức cơ bản, cập nhật, chuyên sâu về các chuyên ngành của khoa học văn học: chuyên ngành văn học VN trung đại,  chuyên ngành văn học VN hiện đại,  chuyên ngành văn học nước ngoài, chuyên ngành lý luận văn học,  chuyên ngành ngôn ngữ. Mỗi chuyên ngành được cấu trúc 6 chuyên đề chuyên sâu, sinh viên sẽ tự lựa chọn chuyên ngành và lựa chọn chuyên đề cần học dựa trên  sở thích riêng và yêu cầu định hướng nghề nghiệp của cá nhân.

10. DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

10.1. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu

 

TT

Họ và tên

Học hàm Học vị

Tổ bộ môn

Ghi chú

  1.  

Phạm Tuấn Vũ

GVC.TS

VHVN trung đại

T BM

  1.  

Trương Xuân Tiếu

PGS.TS

Văn học trung đại

 

  1.  

Thạch Kim Hương

GVC.ThS

VHVN trung đại

 

  1.  

Nguyễn Thị Ngọc Hà

GV.ThS

VHVN trung đại

 

  1.  

Nguyễn Thị Thanh Trâm

GV.Th.S

VHVN trung đại

 

  1.  

Phạm Thị Nghĩa Vân

GV.ThS

VHVN trung đại

 

  1.  

Nguyễn Thị Hoa Lê

GV.ThS

VHVN trung đại

 

  1.  

Biện Minh Điền

PGS.TS

VHVN hiện đại

T BM

  1.  

Đinh Trí Dũng

PGS.TS

VHVN hiện đại

Tr. khoa

  1.  

Ngô Thái Lễ

GV.ThS

VHVN hiện đại

 

  1.  

Ngô Thị Quỳnh Nga

GV.ThS

VHVN hiện đại

 

  1.  

Biện Thị Quỳnh Nga

GV.ThS

VHVN hiện đại

 

  1.  

Lê Thanh Nga

GV.TS

VHVN hiện đại

 

  1.  

Nguyễn Văn Hạnh

PGS. T.S

VHVN nước ngoài

P.Tr. khoa

  1.  

Phan Thị Nga

GVC.ThS

VH nước ngoài

 

  1.  

Nguyễn Thị Thanh Hiếu

GV.ThS

VH nước ngoài

 

  1.  

Hồ Thị Vân Anh

GV.ThS

VH nước ngoài

 

  1.  

Nguyễn Thi Hoài Thu

Trợ giảng. ThS

VH nước ngoài

 

  1.  

Phan Huy Dũng

PGS.TS

LLVH – PP dạy học

T BM

  1.  

Lê Văn Dương

GVC.TS

LLVH – PP dạy học

 

  1.  

Lê Hồ Quang

GV.TS

LLVH – PP dạy học

 

  1.  

Đặng Hoàng Oanh

GV.ThS

LLVH – PP dạy học

 

  1.  

Lê Sử

GV.ThS

LLVH – PP dạy học

 

  1.  

Hoàng Trọng Canh

PGS.TS

Ngôn ngữ

T BM

  1.  

Nguyễn Hoài Nguyên

GVC.TS

Ngôn ngữ

P.Tr. khoa

  1.  

Đặng Lưu

GVC.TS

Ngôn ngữ

 

  1.  

Trịnh Thị Mai

GVC.TS

Ngôn ngữ

 

  1.  

Trần Anh Hào

GVC.Th.S

Ngôn ngữ

 

  1.  

Lê Thị Sao Chi

GV.TS

Ngôn ngữ

 

  1.  

Nguyễn Thị Khánh Chi

GV.ThS

Ngôn ngữ

 

 

10.2. Danh sách đội ngũ giảng viên mời thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Học hàm Học vị

Chuyên môn

Đơn vị

1

Hoàng Mạnh Hùng

GVC.TS

Văn học Việt Nam

ĐH Vinh

2

TS Nguyễn Văn Tứ

PGS.TS

PPGD Tiếng Việt

ĐH Vinh

3

 Trần Văn Minh

GVC.TS

Ngôn ngữ

TP Vinh

4

Đỗ Thị Kim Liên

GSTS

Ngôn ngữ

TP Vinh

5

Nguyễn Văn Lợi

GVC

VH Việt Nam HĐ

TP Vinh

6

Hoàng Minh Đạo

GVC.ThS

VH dân gian

TP Vinh

 

11. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP

11.1. Hệ thống cơ sở vật chất chung của trường quản lý gồm các giảng đường, phòng học, các phòng hội họp, thảo luận, các phòng học tiếng, học vi tính...đảm bảo cho việc đào tạo.

Riêng khoa có 2 phòng sinh hoạt chung, 4 máy tính nối mạng, 3 máy in, máy ảnh... 

11.2. Thư viện hiện đại gồm có thư viện truyền thống và thư viện điện tử do trường quản lý, đầy dủ các sách chuyên ngành phục vụ giảng dạy và học tập.

11.3. Giáo trình, tập bài giảng (Có  ở phần học liệu của đề cương chi tiết các môn học cụ thể)

12. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Đây là chương trình khung, trình bày vắn tắt những nội dung cơ bản để đào tạo đại học sư phạm chính qui ngành Ngữ văn với thời lượng 4 năm.

- Trên cơ sở chương trình này, các tổ bộ môn sẽ phân công CBGD biên soạn đề cương chi tiết và bài giảng, tiến tới biên soạn hoàn chỉnh giáo trình từng môn học.

- Hàng năm Hội đồng Khoa học- đào tạo khoa sẽ đề nghị Hiệu trưởng nhà trường điều chỉnh, bổ sung chương trình cho phù hợp với yêu cầu xã hội, ngành và điều kiện của trường, khoa. Mức độ điều chỉnh tối đa là 10% mỗi năm.