Đoàn các giáo sư Trường ĐH Wielkopolskie do GS.TS Cao Long Vân làm trưởng đoàn cùng các GS.TS Zygadlo Andrzeij Piotr, GS.TS Radziewicz Winnicki Andrzej, GS.TS Wolk Zdzislaw Janusz đã nhận lời mời đến Trường ĐH Vinh sau một thời gian dài có những hợp tác trên nhiều lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, xuất bản… Đến dự buổi làm việc, ngoài đông đảo các cán bộ, giảng viên các ngành KHXH&NV còn có Hiệu trưởng GS.TS Đinh Xuân Khoa và các đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Vinh.

      Trước những yêu cầu mới đối với đào tạo và nghiên cứu, Trường ĐH Vinh đã có nhiều nỗ lực trong việc công bố các công trình khoa học quốc tế. Ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, đặc biệt như toán, vật lý, hóa, sinh…. hằng năm vẫn có nhiều công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học có chỉ số uy tín ở nước ngoài, đánh dấu sự hiện diện của Trường ĐH Vinh lên bản đồ nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, ở lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều công trình mặc dù rất ấn tượng, rất kì công nhưng lại gặp không ít vấn đề khó khăn khi muốn được công nhận ở ngoài phạm vi Việt Nam. Những khó khăn vì đặc thù địa phương, ngôn ngữ, thiếu chuyên gia thẩm định, thiếu phương pháp đo lường… đã ít nhiều gây cản trở trong nghiên cứu đối với cán bộ, giảng viên ngành KHXH&NV Việt Nam nói chung và ĐH Vinh nói riêng. Trước tình hình đó, trường ĐH Vinh đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu – Khởi nghiệp – Sáng tạo với một trong những nhiệm vụ trung tâm là hỗ trợ việc phá bỏ giới hạn địa lý của những công trình nghiên cứu những ngành khoa học xã hội.

      Trong không khí làm việc gần gũi và ấm cúng, các giáo sư trường ĐH Wielkopolskie đã có những trao đổi thiết thực và chân tình về kinh nghiệm nghiên cứu cũng như giải đáp các thắc mắc, lo lắng của các cán bộ, giảng viên. Mặc dù Việt Nam và Ba Lan có những đặc điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên – xã hội cũng như lịch sử chính trị, tuy nhiên những chuyển biến sâu sắc trong thực tế đời sống của Ba Lan – nguồn đề tài nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn đã trở thành những gợi ý bổ ích. Đặc biệt từ năm 1989, Ba Lan bước vào một thời kỳ chính trị mới đồng thời thị trường kinh tế tự do tư bản đã mang lại một sự thay đổi sâu sắc, mạnh mẽ, cực đoan đến tận bây giờ. Chuyển biến của chính trị và kinh tế tác động vào mọi mặt đời sống xã hội, phá vỡ tất cả những trật tự cũ.

          Theo các giáo sư, những nghiên cứu ngành xã hội và nhân văn của Ba Lan ở thời kỳ chuyển giao đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển, nhà nước nhờ vậy đã đưa ra những chính sách.

Diễn đàn tập trung thảo luận về hoạt động tự học của sinh viên khoa Sư phạm Ngữ Văn. Tự học là hoạt động học tập tự giác, tích cực nhằm chiếm lĩnh tri thức, có vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động trí tuệ và hình thành nhân cách. Hiện nay, toàn trường nói chung và khoa SP Ngữ văn nói riêng, bên cạnh những sinh viên có tinh thần tự giác học tập cao, vẫn còn nhiều sinh viên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của mình. Những số liệu thống kê cụ thể về tình trạng tự học của sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Vinh được nêu lên trong diễn đàn thật sự đáng lo ngại.


Sinh viên Hoàng Thị Huyền (K57-Báo Chí) chia sẻ bí quyết tự học của mình

Để giải quyết thực trạng đó, các chi đoàn đã cùng nhau chia sẻ bí quyết học tập, các mô hình tự học cá nhân và tập thể tiêu biểu để cùng nhau học hỏi. Những giải pháp được nêu ra nhằm giúp sinh viên nhận thức và nâng cao tính tự giác trong học tập. Trong đó, học nhóm được xem là phương thức đem lại hiệu quả nhất trong học tập và phát huy được trách nhiệm cá nhân. Đặc biệt, mô hình “Nhóm tự học đối với từng học phần của sinh viên” của sinh viên lớp K56A1 nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của diễn đàn.



Một mô hình tự học nhóm tiêu biểu

 Các giảng viên trong Khoa cũng nhiệt tình tham gia đánh giá, nhận xét các mô hình tự học, đồng thời có nhiều chia sẻ tận tình và tâm huyết. Giảng viên Nguyễn Thị Khánh Chi trăn trở: “Việc tự học xuất phát từ bản thân của mỗi người, nếu chúng ta không tự giác thì không ai giúp được. Hi vọng diễn đàn hôm nay sẽ nhen lên được một đốm lửa nhỏ về tinh thần tự học, việc đốt nó lên thành ngọn lửa nằm ở tinh thần, khả năng và trách nhiệm của các bạn”. 

Một số hình ảnh của đoàn cán bộ Ba Lan làm việc với Trung tâm Nghiên cứu - khởi nghiệp - sáng tạo: