Tham dự Hội nghị, về phía đại
biểu, khách mời có lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, Công an thành phố Vinh, Công
an huyện Nghi Lộc; Lãnh đạo UBND và Công an các phường Bến Thủy, Trường Thi,
Trung Đô; Công an các xã Nghi Ân, Nghi Phong huyện Nghi Lộc; Khối trưởng các
khối dân cư của 3 phường Bến Thủy, Trường Thi, Trung Đô và phóng viên báo chí
trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Về phía Trường Đại học Vinh, có PGS.TS. Ngô Đình
Phương và PGS.TS. Nguyễn Huy Bằng - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu
trưởng Nhà trường; Trưởng các phòng ban chức năng, trung tâm; Trưởng các viện,
khoa đào tạo, trường trực thuộc, cán bộ làm công tác quản lý HSSV và toàn thể
lớp trưởng các lớp sinh viên của Nhà trường.
Dưới sự chủ trì của PGS.TS. Ngô
Đình Phương, Hội nghị đã được nghe báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ về
công tác quản lý HSSV, ANTT trường học, nội trú, ngoại trú; các báo cáo tham
luận; các trao đổi, thảo luận của đại biểu. Hội nghị đã thẳng thắn đánh giá,
khẳng định những mặt mạnh, ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản lý
HSSV, ANTT, nội trú, ngoại trú của Nhà trường và các đơn vị, địa phương có liên
quan trong thời gian vừa qua. Đồng thời, kiến nghị đề xuất các biện pháp, giải pháp
nhằm thực hiện công tác tốt hơn trong thời gian tới.
Trích nội dung
tham luận của Thạc sĩ Đinh Xuân Đức – khoa Sư phạm Ngữ văn
Ảnh: ThS Đinh Xuân Đức đang trình bày báo cáo tham luận tại Hội nghị
Quản lý HSSV tạm trú trên các địa bàn
khối phố khu vực TP Vinh và các vùng phụ cận là một trong những nội dung quan
trọng, luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm, chỉ đạo thực hiện
nghiêm túc.
Quản lý, giáo dục HSSV là trách nhiệm của
Nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó thành tố Nhà trường và xã hội (đặc biệt
là các tổ chức, chính quyền như công an, cảnh sát khu vực, Ban cán sự khối, chủ
nhà trọ sinh viên thuê) đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ
vào việc tạo điều kiện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyện. Sự phối hợp của các
thành tố này càng chặt chẽ thì hiệu quả của công tác an ninh trật tự càng được
đảm bảo và giữ vững.
I.
Đặc điểm, tình hình
1.1. Khái quát tình hình HSSV trên địa
bàn các khối 11, 12, 14,15 phường Bến Thủy (do tôi phụ trách).
- Khối 11: 254 HSSV
- Khối 12: 271 HSSV
- Khối 14: 29 HSSV
- Khối 15: 0
(Số
lượng này bao gồm sinh viên toàn trường)
Hầu hết các HSSV tạm trú ở các khối
trên đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhiều dân tộc khác nhau, là sinh
viên của nhiều khoa đào tạo của Trường Đại học Vinh và các trường khác, nhưng
chủ yếu thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ.
1.2. Số lượng Sinh viên khoa Sư phạm NgữV ăn
năm học 2016 - 2017 tạm trú trên các địa bàn dân cư:
- Tổng số SV toàn khoa: 510 SV.
Trong đó:
- SV có hộ khẩu thường trú ở TP Vinh: 39
- SV ở KTX: 8
- SV tạm trú ở trên địa bàn phường Bến
Thủy: 191
- SV tạm trú ở trên địa bàn phường
Trung đô: 82
- SV tạm trú ở trên địa bàn phường Trường
thi: 61
- SV tạm trú ở các phường Quang Trung: 4
- SV tạm trú ở các phường Hưng Dũng: 3
- SV tạm trú ở các phường Hà Huy Tập: 3
- SV tạm trú ở các phường Hưng Bình: 5
- SV tạm trú ở các phường Hồng Sơn: 1
- SV tạm trú ở các phường Lê Mao: 2
- Các phường, xã khác:
111
a) Thuận lợi:
- Lãnh đạo Nhà trường thường xuyên quan
tâm và chỉ đạo sát sao công tác quản lý HSSV ngoại trú.
- Bộ Giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh Nghệ
An, Công an các cấp và Nhà trường đã có hệ thống văn bản quy định về việc tạm
trú, quy chế phối hợp đảm bảo ANTT, quy chế quản lý HSSV ngoại trú, kế hoạch
phân công cán bộ quản lý HSSV ngoại trú…
- Chính quyền địa phương các cấp, đặc
biệt là Ban cán sự các khối, cảnh sát khu vực, tổ dân phòng, các tổ dân cư thường
xuyên quan tâm đến công tác quản lý tạm trú đối với HSSV.
- Nhà trường đã cử Trợ lý quản lý sinh
viên các khoa và chuyên viên của phòng Công tác CTHSSV phụ trách và nắm sinh
viên tạm trú các địa bàn.
b) Khó khăn:
- Hiện nay,Trong số 23.232 HSSV, HV
đang học tập trung tại trường có 1780 HSSV, HV ở trong các khu ký túc xá của
nhà trường (chiếm 8%). Như vậy, HSSV, HV của Nhà trường phần lớn là ở ngoại trú
và tạm trú trên các phường, xã của thành phố Vinh và các vùng phụ cận (chiếm 92
%).
- Thời gian
HSSV lên giảng đường của trường để học tập, sinh hoạt ít so với tổng thời gian
trong ngày.
- Phương thức
đào tạo theo học chế tín chỉ (mỗi SV có một kế hoạch học tập, lịch học khác
nhau) đã làm cho những người quản lý như Ban cán sự lớp, Trợ lý quản lý HSSV gặp
nhiều khó khăn trong việc gặp gỡ, kiểm tra, triển khai các chủ trương, chính
sách, cung cấp và trao đổi thông tin lẫn nhau.
- Sinh viên
tạm trú ở các địa bàn dân cư thuộc nhiều khoa, ngành đào tạo nên công tác quản
lý của những cán bộ phụ trách phần nào cũng gặp khó khăn.
- Các tệ nạn xã hội bên ngoài như cờ bạc,
mại dâm, ma túy, lô đề, trấn lột ngày một gia tăng; sinh viên xa gia đình không
có người quản lý dễ bị lôi kéo, tham gia.
II.
Kết quả thu được
Qua các tháng/ kỳ đi kiểm tra, nắm tình
hình HS, SV tạm trú trên các địa bàn dân phố chúng tôi thu được các kết quả như
sau:
1. Thu thập được các thông tin của sinh
viên ở tạm trú như giá phòng trọ, giá tiền điện. tiền nước, các vụ việc liên
quan đến HS, SV.
2. Những khó khăn, vất vả của HSSV khi
các em rời khỏi sự giám sát, giúp đỡ của gia đình sống tự lập;
3. Những mặt trái của cơ chế thị trường,
môi trường sinh hoạt ngoài cổng trường nơi các em đang tạm trú, các tệ nạn xã hội,
lối sống, nếp nghĩ của tuổi trẻ sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tây hóa đã ảnh
hưởng đến sinh viên.
4. Một số vụ việc liên quan đến HSSV
(khảo sát tại Công an phường Bến Thủy)
- HSSV vi phạm về đăng ký tạm trú: 70
trường hợp.
- HSSV bị mất cắp tài sản: 17 vụ việc.
Tổng giá trị thiệt hại khoảng 190 triệu đồng. Các cơ quan Công an đã bắt được đối
tượng trộm cắp, xử lý, thu hồi và trả lại tài sản cho người bị hại.
- HSSV tuyên truyền tài liệu cấm phát
hành: 04 vụ việc, trong đó có 01 sinh viên của Nhà trường.
III.
Các giải pháp đã triển khai
Giải pháp 1: Tăng
cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các đợt học chính trị, các
chuyên đề giới thiệu về khoa, họp lớp hàng tháng
Nhằm giúp sinh viên có các thông tin
về Nhà trường, về khoa, nắm rõ quy chế, thông qua các đợt học chính trị, các
buổi gặp mặt sinh viên, họp lớp,khoa đã lồng ghép các chuyên đề để phổ biến các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng sinh viên; giáo dục ý thức
cho sinh viên, rèn luyện bản lĩnh để trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt khi phải
sống không có sự giám sát của gia đìnhsinh viên vẫn có đủ khả năng tự lập, tự
đề kháng trước mọi cám dỗ, tệ nạn xã hội,… Qua các buổi học này, ý thức của
sinh viên đã được nâng một cách rõ rệt.
Bên cạnh Khoa tổ chức, thì Nhà
trường cũng có các đợt sinh hoạt công dân cho sinh viên năm thứ nhất, tập huấn
cho đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn, hội, đảng viên sinh viên, thông qua các
đợt này đội ngũ cốt cán nắm rõ nội quy, quy chế và làm hạt nhân tuyên truyền
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nộiquyquychếcủaNhà trường; làm
cầu nối giữa Nhà trường với Sinh viên và ngược lại.
Giải
pháp 2: Lập danh bạ nội ngoại trú theo các lớp hành chính
Đầu mỗi năm học khoa yêu cầu sinh viên
khai báo địa chỉ tạm trú, điện thoại để cập nhật và sổ nội, ngoại trú. Trợ lý
quản lý sinh viên nhập dữ liệu và lưu vào máy để theo dõi, quản lý.
Giải
pháp 3:Thu thập các thông tin của sinh viên tạm trú trên địa bàn
các khối dân cư do mình phụ trách như: Họ tên sinh viên; lớp/ngành; địa chỉ tạm
trú (ở nhà hộ ông (bà), số nhà, đường, tổ, khối,…; Điện thoại liên hệ khi cần
thiết.
Để
việc thu thập và lấy thông tin một cách chính xác bản thân tôi tiến hành như
sau:
+ Tổ chức họp tất cả HSSV và chủ nhà trọ
đến tại Hội quán khối.
+ Phát cho mỗi HSSV một mẫu giấy có
đánh sẵn các thông tin như: Họ tên HS,SV, lớp/ngành; HKTT; Tạm trú tại; Điện
thoại liên hệ,…để HSSV điền đầy đủ các thông tin trên và thu lại.
+ Cung cấp số điệnthoạicủacủaTrưởngkhối,
cán bộ phụ trách của Trường, cảnh sát khu cho chủ Nhà trọ và sinh viên. Việc
cung cấp số điện thoại giúp sinh viên có thể liên hệ báo tin khi có sự cố cần
thiết cần sự giúp đỡ, xử lý; Ngược lại.
Giải
pháp 4: Sử dụng thông tin trên giấy nhận xét của chủ trọ và Trưởng khối:
Cuối mỗi học kỳ, khi thu phiếu nhận
xét nội - ngoại trú để tiến hành đánh giá rèn luyện cho từng sinh viên, chúng
tôi xem nhận xét và đánh giá của chủ trọ và Trưởng khối. Đây là một kênh thông
tin khá quan trọng, giúp khoa và Nhà trường nắm rõ tình trạng, ý thức của từng sinh
viên tạm trú trên địa bàn khối phố.
Giải
pháp 5:Chế độ kiểm tra, nắm tình hình.
- Kiểm tra định kỳ: Mỗi tháng ít nhất
01 lần.
Thành phần đi kiểm tra: Trưởng khối, cảnh
sát khu vực, cán bộ phụ trách của Nhà trường; Nội dung và mục đích kiểm tra: Nắm
và thu thập các thông tin và lập biên bản kiểm tra định kỳ; Thời gian kiểm tra:
Thường là ngày thứ 7, CN
- Kiểm tra và nắm tình hình đột xuất:
Có thể 2 - 3 lần / tháng.
Thành phần đi kiểm tra: Cán bộ phụ
trách của Nhà trường.
Nội dung và mục đích kiểm tra: nắm tâm
tư nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn của HS,SV ngoài những giờ học trên lớp.
IV. KIẾN NGHỊ,
ĐỀ XUẤT
1. Công an các cấp cần chỉ đạo sát sao
hơn nữa các phường xã, khối phố trong công tác quản lý HSSV tạm trú tại địa bàn,
đặc biệt là việc thành lập các tổ để xây dựng mô hình tự quản.
2. Các cơ quan chức năng và Chính quyền
địa phương các phường xã cần kiểm soát chặt chẽ các ki ốt cầm đồ, điểm bán xổ số,
quán nét… để tránh tình trạng lôi kéo HSSV vào các tệ nạn chơi lồ đề, vay nặng
lãi.
3. Nhà trường cần có chế độ hỗ trợ kinh
phí đi kiểm tra ngoài giờ cho cán bộ khối, cảnh sát khu vực.
4. Đề nghị Ban giám hiệu Nhà trường quan tâm, động viên hơn nữa cả về vật chất lẫn tinh thần cho các bộ của trường được cử phụ trách quản lý HSSV các địa bàn khối phố; Thanh toán kịp thời tiền đi kiểm tra nắm tình hình sinh viên ngoại trú hàng tháng theo các phiếu đã nạp về phòng CTCTHSSV theo đúng Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường đã ban hành (các buổi đi kiểm tra ngoại trú vào thứ 7 và CN).
Ảnh: Một số hình ảnh Nhà trường đang trao giấy khen cho các tập thể cá nhân có nhiều cống hiến trong công tác quản lý HV, SV: