PV: Thưa
thầy, tính đến nay thầy đã có bao nhiêu năm gắn bó với Trường ĐH Vinh?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Nếu
tính cả bốn năm học Đại học, ngành Sư phạm Ngữ văn (1976-1980), cho đến nay,
thầy đã gắn bó với Trường Đại học Sư phạm Vinh, nay là Trường Đại học Vinh 41
năm.
PV:
Thầy đã dành hầu như toàn bộ thời gian của quãng đời trưởng thành và
lao động ở Trường ĐH Vinh, vậy có kỷ niệm nào, hay người nào ở đây đã có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của thầy?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Nếu tính theo dòng chảy tháng năm, thầy được
chứng kiến Lễ kỷ niệm 20 thành lập Trường và Khoa, còn các mốc 30 năm, 40 năm,
45 năm, 50 năm và 55 năm, thầy là người trong cuộc. Theo thời gian và công
việc, thầy cũng thấy mình thêm trưởng thành, yêu nghề và thành thạo nghề hơn. Ở
mỗi chặng hành trình, thầy luôn được các thầy cô trong Khoa dìu dắt, nâng đỡ,
tiếp sức. Các GS Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Nhã Bản (đã mất), Đỗ Thị Kim Liên là
những người dạy thầy làm khoa học và tích luỹ học vấn. PGS Phan Huy Dũng là
người luôn động viên thầy trong công việc (cả việc quản lý) và trong cuộc sống.
Thầy luôn biết ơn nhiều thầy cô trong Khoa.
Ảnh :TS Nguyễn Hoài Nguyên trên trang nhất của Tập san Văn học
PV: Vậy theo thầy, điều gì là
quan trọng nhất với một người trẻ tuổi nói chung và sinh viên trong việc định
hướng để phát triển bản thân?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Việc
định hướng để phát triển bản thân đối với người trẻ, trong đó có sinh viên cần
có nhiều điều nhưng quan trọng nhất, theo thầy, là phải có NGHỊ LỰC. Có nghị
lực sẽ vượt qua được những trở ngại, khó khăn, để tự học, tự tu dưỡng hoàn
thiện mình và khao khát sáng tạo để thích ứng với một bối cảnh không ngừng thay
đổi. Có nghị lực sẽ xác định được điểm xuất phát và dự kiến điểm đến trong
tương lai của mình. Người có nghị lực sẽ quản trị được cuộc đời mình.
PV: Từng là sinh viên, rồi làm giảng viên, đến nay là trưởng
khoa Sư phạm Ngữ văn, trong suốt chặng đường đó, thầy thấy điều gì là thành tựu
lớn nhất mà mình đã làm được?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Thầy
có may mắn, tốt nghiệp Đại học được giữ lại trường làm giảng viên; đến nay đã
gần 35 năm giảng dạy và gần 10 năm làm công tác quản lý. Có lẽ, đó là thành tựu
lớn nhất. Chỉ thế thôi (cười).
PV: Trong quá trình làm trưởng
khoa Sư phạm Ngữ văn, thầy đã rất quan tâm đến việc phát triển năng lực và hỗ
trợ cho những hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, thầy có nhận xét gì và dự
định về những hoạt động đó?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Mấy
năm gần đây, các thầy cô trong Khoa rất vui mừng và có niềm tin đối với sinh
viên các ngành đào tạo của Khoa. Các em gắn bó với Khoa hơn, tự giác tích cực
tham gia các hoạt động của Khoa, của Liên chi đoàn và Liên chi hội. Qua học
tập, hoạt động NCKH, các kỳ rèn luyện NVSP, rèn nghề và Hội thi NVSP, thi nghề,
các thầy cô nhận thấy các em năng động hơn, tự giác rèn luyện các năng lực
nghề, có ý thức bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho lập thân, lập nghiệp. Các
em đã biết hình thành những ý tưởng khởi nghiệp. Câu lạc bộ Báo chí hàng tháng
đã hình thành nhiều ý tưởng về truyền thông, về tổ chức sự kiện,… Các thầy cô
luôn cỗ vũ các em sáng tạo khởi nghiệp. Khoa sẽ luôn ủng hộ tinh thần và cả vật
chất (cười).
PV: Từng là sinh viên Trường ĐH Vinh, thầy thấy sinh viên
trường mình ngày xưa và ngày nay khác nhau ở những điểm nào? Và trong quá trình
công tác cũng như quan tâm gần gũi với sinh viên, thầy có cảm nhận gì về đặc
thù của sinh viên ngành sư phạm Văn?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Sinh
viên trước đây, trong đó có các thầy/cô khác các em ngày nay nhiều lắm. Khác về
môi trường sống, sinh hoạt và học tập, khác về quy mô và phương thức đào tạo,
khác về nếp sống và khả năng ứng xử, khác về tâm thế sau khi tốt nghiệp, khác
về….. Khác nhiều lắm. Nhưng, nhìn chung, sinh viên ngành Sư phạm Văn, từ Ban
Văn - Sử (1959-1963), đến Khoa Văn (1964-2000), rồi khoa Ngữ văn (2001-2013) và
khoa Sư phạm Ngữ văn (2014 đến nay) có điểm chung: NGOAN LÀNH, NỘI TÂM, LÃNG
MẠN.
PV: Hiện tại, ngoài vai trò là một giảng viên,
trưởng khoa Sư phạm Ngữ văn, em được biết thầy còn rất tích cực tham gia viết
báo; nhiều việc như vậy hẳn thầy rất bận rộn. Vậy thầy đã làm thế nào để cân
đối tất cả và làm tốt những vai trò đó ạ?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Hầu hết các thầy/cô khoa Sư phạm Ngữ văn đều hoàn
thành tốt các công việc của mình. Theo thầy, muốn hoàn thành tốt những công
việc được giao thì phải xây dựng kế hoạch và tự giác thực hiện theo kế hoạch.
Phải làm việc bằng niềm say mê, bằng mọi cố gắng và tất cả khả năng của mình.
PV: Thầy là một trong những
người đóng vai trò quan trọng với trong việc mở ngành Báo chí ở Trường Đại học
Vinh, thầy cũng đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết. Thầy có thể chia sẻ về những khó
khăn và thuận lợi của những ngày đầu không ạ?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Đào tạo Đại học ở khoa Sư phạm Ngữ văn có ba
ngành: Cử nhân Sư phạm, Cử nhân Văn học và Cử nhân Báo chí; trong đó, ngành Báo
chí bắt đầu đào tạo từ năm 2013 (khoá 54). Để có được ngành đào tạo Báo chí,
các thầy cô trong Khoa đã kiên trì, nhẫn nại, dốc lòng dồn của đến gần 10 năm.
Thầy và PGS Đinh Trí Dũng (nay là Giám đốc NXB Trường Đại học Vinh) như con
thoi ra Bộ trình Đề án; rồi chờ đợi, lại nhiều lần chỉnh sửa Đề án,… và chạy
thủ tục các kiểu nhiều lần. PGS Phan Huy Dũng là người miệt
mài chỉnh sửa đề án. Và Đề án ngành Báo chí, các thầy phải chờ đến gần 10 năm.
PV: Theo thầy, tiềm năng của ngành Báo chí Trường Đại học
Vinh như thế nào? Nghe nói tháng 3 sắp tới, khi Trường cấu trúc lại, từ một
ngành “con đẻ” được khoa SPNV “mang nặng đẻ đau” và hỗ trợ rất nhiều, ngành Báo
chí sẽ trở thành một ngành độc lập trong Viện XH&NV của Trường, thầy còn
điều gì ấp ủ mà chưa thực hiện được; hay điều gì nhắn nhủ với thầy trò ngành
Báo chí không?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Các
thầy cô trong Khoa vẫn rất tin tưởng và hy vọng tương lai ngành Báo chí. Xã hội
phát triển càng cần Báo chí, Bắc Trung Bộ nói chung, Nghệ Tĩnh nói riêng là một
trung tâm Báo chí lớn, địa chỉ đào tạo Báo chí không nhiều, đó là ba trong
nhiều luận cứ để các thầy cô có niềm tin tiềm năng ngành Báo chí Trường Đại học
Vinh. Còn theo chủ trường tái cấu trúc nhà trường, tuy ngành Báo chí thuộc về
Viện KHXH&NV nhưng linh hồn vẫn nằm ở khoa SPNV; bởi thực thi đào tạo vẫn
là các thầy cô khoa SPNV. Làm sao mà bỏ đứa conrứt ruột đẻ đau. Là người
vinh dự được giảng dạy và quản lý những khoá đầu tiên ngành Báo chí, thầy mong
các em không nguôi khát vọng trở thành nhà báo sau bốn năm học ở Trường Đại học
Vinh. Muốn điều đó thành hiện thực, các em phải tự giác tích luỹ kiến thức, vốn
sống và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng. Các
thầy cô khoa SPNV luôn bên cạnh các em.
PV: Trong không khí ngày 20/11 đang tới gần, thầy có
muốn nhắn nhủ điều gì, hay gửi lời chúc nào dành cho các giảng viên
trong khoa, cũng như các nhà giáo tương lai không?
TS.
Nguyễn Hoài Nguyên: Tháng
11, trong chuỗi các sự kiện của Khoa, có lễ tôn vinh các nhà giáo. Khoa sẽ tổ
chức một buổi toạ đàm với các thầy cô Chi hội cựu giáo chức khoa SPNV. Trong
tràn ngập niềm vui tháng 11, thay mặt BCN và các thầy cô, thầy chúc tất cả các
em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của Khoa có nhiều sức khoẻ, hăng say
trong học tập và tu dưỡng, luôn thành đạt và bình an.
PV: Thay mặt sinh viên khoa Sư phạm ngữ văn nói chung,
những người phụ trách tập san Văn học nói riêng, chúng em xin kính
chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc, luôn cống hiến hết mình cho
ngành giáo dục và quan tâm các thế hệ sinh viên, dù ở cương vị nào.
Thùy
Dung – Thanh Mai – Hoài Thương (lớp 55 Báo chí)